NHỮNG LỖI KHI ĐẶT HÀNG/NHẬN HÀNG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
- Mỗi ngành nghề đều có những câu chuyện dở khóc dở cười, và hôm nay mình cũng chỉ kể một số câu chuyện được trải nghiệm thực tế trong ngành thiết bị thí nghiệm cho anh em nge vui. Cũng là để anh em cùng tham khảo, chia sẻ ngành nghề lẫn nhau.
+ Chuyện về những chuyến hàng đầu xuôi, đuôi không lọt! Giao hàng mà khách hàng không nhận hàng. Và vì những lỗi nho nhỏ như sau:
- Đúng hàng hoá, sai mã code
- Lỗi chính tả: Do bất cẩn khi báo giá, mà nhân viên báo giá đánh sai code sản phẩm. Khi đặt hàng thì đúng hàng, đúng thông số kỹ thuật, đúng công năng hiệu năng sản phẩm. Hàng đúng – CODE SAI.
+ Lời đầu tiên thì xin lỗi khách hàng, và mong anh chị thông cảm giúp em.
- Lỗi nhà sản xuất: Một số hãng (thậm chí hãng lớn và chuyên nghiệp), khi thay đổi code hàng hoá lại chưa thông báo đến nhà phân phối, hoặc thông báo nhưng nhà phân phối chưa cập nhật đến nhân viên. Hàng đúng – CODE SAI
- Code song song: Cái này thì với những mặt hàng lớn chuyên sâu thì hầu như không có, nhưng với hàng thiết bị nhỏ nhỏ, chuyện cùng hàng mà nhiều code là chuyện rất bình thường nhé các bạn. Nó gồm các tiểu phần nhỏ như sau:
- Code nhà phân phối và code nhà sản xuất khác nhau: Mình ví dụ thực tế này nhé, công ty Fisher phân phối hàng Thermo (thật ra chỉ là 2 website thôi, chứ 2 anh này đã về chung 1 nhà từ 2006 rồi). Cùng 1 máy lắc vortex model LP sản xuất tại Hàn Quốc Thermo thì lấy code 88880018 còn code Fisher lại là 11-676-331.
- Cùng mặt hàng, dây nguồn khác nhau code khác nhau: Phích cắm khác nhau, code khác nhau. Mà có khi các bạn chẳng bao giờ chú ý vụ này mấy. Mình cũng vậy
- Xuất xứ khác nhau, code khác nhau. Cùng model, sản xuất tại Trung Quốc và Mỹ lại có code khác nhau
- Code đơn và code đôi, code kép, code số lượng lớn. Trường hợp này khá phổ biến với vật tư tiêu hao, tuy nhiên thiết bị vẫn có nhé các bạn. Có nghĩa là cùng mặt hàng, nếu bạn đặt số lượng 1 cái là code 1 , 2 cái là code 2, n cái là code n nào đó. Mình cũng bị 1 trường hợp tương tự rồi về tủ sấy. Anh em nào quen thân chắc cũng đã nge mình kể.
Nhìn chung những lỗi này không ảnh hưởng đến người sử dụng, nhưng lại ảnh hưởng đến hồ sơ lưu trữ và hay bị vướng khi làm thủ tục thanh toán. Tuỳ theo hoàn cảnh và yêu cầu, thì hy vọng anh chị có thể giải quyết được vấn đề một cách êm đẹp nhất có thể nhé!.
- Đúng hàng, sai phụ kiện
- Những trường hợp này cũng thỉnh thoảng xảy ra, đặc biệt xảy ra với các phụ kiện bổ sung như máy in, cáp nối, những dạng phụ kiện không được quan tâm đến chức năng chính của máy. Nhất là phần máy in, mình chứng kiến kha khá các vụ mua máy in về không kết nối được với thiết bị (không tương thích) hoặc dạng máy in không đáp ứng đúng yêu cầu (đặc biệt mấy công ty, cơ quan đòi hỏi lưu trữ file dạng GMP hay CFR21)
- Đúng hàng, đúng code, đúng phụ kiện, năm sản xuất cũ
- Nhà phân phối nhập mới sản phẩm, tuy nhiên khi nhận hàng thì lại là hàng của năm cũ.
- Việc này rất ít xảy ra. Tuy nhiên là khá rắc rối cho các đơn vị Nhà nước do thường yêu cầu năm sản xuất sản phẩm.
- Đúng hàng, đúng code, nhưng sản phẩm nhận được khác
- Phổ biến nhất là với nhóm hàng nhỏ nhỏ: Đây là ví dụ sàng rây, năm 2018 mình nhận được đơn hàng gồm nhiều code của sàng rây Retsch. Khi đi giao hàng cho khách thì mới xảy ra trường hợp hơi trớ trêu 1 chút xíu. Toàn bộ O-ring của Retsch mới này đều màu xanh, trong khi code đó, hàng cũ toàn bộ O-ring là màu đen. Thật ra vẫn hoàn toàn sử dụng được.
- Còn vô vàn các trường hợp trớ trêu khi nhận hàng mà mình chưa có dịp chia sẻ cho các bạn. Rất mong có dịp ngồi cùng để chia sẻ với nhau những kinh nghiệm của ngành nghề để phát triển.